Thống kê

79348



XEM MÔ TẢ

8554



XEM & TẢI

Báo cáo tổng hợp (17)

Hiển thị theo

Tài liệu 1 - 17 [/17]

  • Tác giả : Đỗ, Thanh Hoa (2015)

    xây dựng Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết nhằm xác định rõ các định hướng phát triển trung hạn, dài hạn về sản phẩm du lịch, định hướng cho các địa phương, các doanh nghiệp du lịch căn cứ thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp theo định hướng chung của Chiến lược, từng bước hình thành các dòng sản phẩm có lợi thế, có tính cạnh tranh cao của du lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào giải quyết những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong phát triển sản phẩm du lịch của Việt Nam, tạo ra những bước phát triển về chất lượng, giá trị ...
  • Tác giả : Hà, Văn Siêu (2014)

    - Đánh giá thực trạng xây dựng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở Việt Nam và các nhân tố tác động đến nó trong quá trình phát triển. Xác định những tồn tại thách thức trong quá trình xây dựng phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo. Tổng quan tình hình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và kinh nghiệm xây dựng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của quốc tế và trong nước. - Xác định các yếu tố định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo và định vị được sản phẩm du lịch biển đảo và đánh giá thực trạng các yếu tố thuận lợi, hạn chế.Chương trình hành động quốc gia về du lịch iTDR – “Nhiệm vụ: Nghiên cứu hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch biển đảo” 3 - Đề xuất các định...
  • Tác giả : Lê, Văn Minh (2015)

    - Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Vùng đồng bằng sông Hồng; Làm rõ các tài nguyên du lịch đặc sắc và lợi thế so sánh của Vùng làm căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc thù. - Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, công tác tổ chức, liên kết phát triển sản phẩm du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng; - Xác định các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Vùng đồng bằng sông Hồng; - Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù Vùng đồng bằng sông Hồng; - Đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm đặc thù Vùng đồng bằng sông Hồng.
  • Tác giả : Võ, Quế (2015)

    Phần thứ nhất. Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và đề xuất nội dung xây dựng sản phẩm du lịch Phần thứ hai. Triển khai và phân tích các nội dung hỗ trợ Phần thứ ba. Định hướng và giải pháp duy trì&phát triển sản phẩm khu vực hỗ trợ
  • Tác giả : Đỗ, Cẩm Thơ (2015-01)

    Xác định rõ hệ thống sản phẩm đặc thù vùng ĐBSCL phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác có hiệu quả giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của vùng, hướng dẫn các hoạt động triển khai cụ thể giúp nâng cao sức cạnh tranh của du lịch vùng ĐBSCL.
  • Tác giả : Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Du lịch (2020-12)

    Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề phát triển bền vững du lịch tại các đảo ven biển Việt Nam trong bối cảnh BĐKH như đặc điểm tài nguyên du lịch đảo; thực trạng phát triển du lịch tại các đảo ở Việt Nam, thuận lợi, khó khăn trong phát triển du lịch đảo trong bối cảnh BĐKH và đề xuất các nhóm giải pháp chính để phát triển bền vững du lịch đảo.
  • Tác giả : Nguyễn, Thị Lan Hương (2019-12)

    Mở rộng và chuyển đổi sinh kế tại các làng nghề ven biển đang là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển bền vững ở Việt Nam. Mục tiêu của việc mở rộng và chuyển đổi sinh kế chính là tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế sự phụ thuộc vào tự nhiên, giảm thiểu rủi ro, tăng nguồn tài sản sinh kế và tăng khả năng tiếp cận tới những nguồn tài sản sinh kế ổn định. Việc phát triển làng nghề bền vững sẽ góp phần bảo đảm các vấn đề việc làm và an sinh xã hội trong khi vẫn tạo ra những lợi ích lớn hơn cho việc bảo tồn, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa khu vực ven biển đồng thời thúc đẩy việc phát triển du lịch đa dạng, đậm chất vùng miền,...
  • Tác giả : Trần, Thị Lan (2019)

    Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, tầm nhìn 2030” được thực hiện nhằm xác định hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù mang tính cạnh tranh cao, phát du lịch bền vững Khu du lịch thác Bản Giốc xứng với tiềm năng, đáp ứng mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Cao Bằng. Thông qua đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao sinh kế cho người dân địa phương, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, việc thực hiện đề án cũng góp phần tạo dựng thương hiệu cho Khu du lịch thác Bản Giốc, khẳng định vị thế một khu du lịch vùng biên, góp phần bảo vệ an ninh qu...

  • PHẦN I: PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN HƯỚNG TỚI ĐẲNG CẤP THƯƠNG HIỆU PHẦN II: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

  • - Nghiên cứu một số vấn đề chung về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù. - Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đông Nam Bộ; Làm rõ các tài nguyên đặc sắc và lợi thế so sánh của Vùng làm căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc thù. - Đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù, công tác tổ chức, liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng Đông Nam Bộ. - Xác định các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đông Nam Bộ. - Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đông Nam Bộ. - Đề xuất một số chương trình (tour) du lịch cụ thể gắn với mục tiêu khai thác các sản phẩm đặc thù...

  • PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẦM ĐẶC THÙ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ PHẦN IV: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ & KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

  • Phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của Du lịch Việt Nam trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ASEAN, qua đó chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của Du lịch Việt Nam. Gợi ý, đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao NLCT của Du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Cấu trúc thành ba phần chính: Phần thứ nhất: Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh du lịch; Phần thứ hai: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam; Phần thứ ba: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam.

  • xác định rõ hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng Bắc Trung Bộ theo vùng. Từ đó, đưa ra các định hướng phát triển sản phẩm đặc thù vùng Bắc Trung Bộ phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của vùng, giúp nâng cao khả năng tranh của du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Tạo dựng được thương hiệu sản phẩm du lịch Vùng Bắc Trung Bộ.

  • - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về sản phẩm du lịch đặc thù. - Phân tích các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. - Đánh giá phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Nguyên (tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực du lịch, hệ thống các dịch vụ, và các điều kiện khác). - Phân tích các tài nguyên đặc sắc và lợi thế so sánh của vùng Tây Nguyên làm căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc thù. - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch, công tác tổ chức, liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên. - Xác định các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản...