Kỷ yếu hội thảo (38)
Hiển thị theo
PHẦN I. BẪY PHÁT TRIỂN: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VƯỢT BẪY; PHẦN II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHẰM THỰC HIỆN TỐT QUY HOẠCH TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN 2050, |
Du lịch Việt Nam được định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch đường sông gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu. Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và để khai thác tốt hơn du lịch đường sông. Các đại biểu, khách mời cũng đã đề xuất, góp ý một số giải pháp cụ thể như: nghiên cứu kết hợp du lịch đường thủy gắn với hoạt động tìm hiểu lịch sử, tái hiện lịch sử, các trận chiến hào hùng trên sông nước; gắn với tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa; nghiên cứu số liệu khách du lịch qua đường thủy, phân tích các thị trường nguồn, thị trường tiềm năng để tìm hướng tăng cường thu hút khách du ... |
Hội thảo nhằm đề xuất giải pháp khắc phục tính mùa vụ đối, thúc đẩy du lịch phát triển.Tính mùa vụ (seasonality) trong du lịch là sự biến động theo chu kỳ của lượng du khách đến một điểm du lịch. Sự biến động này chịu tác động của các yếu tố như: Thời tiết, kỳ nghỉ, sự kiện văn hóa, nhu cầu của thị trường khách và yếu tố “cung” và cầu” của các dịch vụ, hàng hóa du lịch… |
Hội thảo nhằm đánh giá sự hài lòng và đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch, góp phần làm tăng khả năng thu hút khách du lịch tại các khu di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Các đại biểu tập trung thảo luận và đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp để nâng cao sự hài lòng và thu hút du khách tới các khu di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Trong số đó có việc xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bảo đảm an toàn, hạn chế tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hiện tượng chèo kéo khách, cò mồi, nâng giá, ép giá, lừa đảo, cướp giật... bởi việc này gây ảnh hưởng lớn cảm nhận của du khách cũng như ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Do đó, cần chú trọng tuyên truyền, n... |
Hội thảo đã tạo cơ hội cho các đại biểu bàn luận sâu hơn về các chính sách quản lý, cơ sở hạ tầng và liên kết phát triển du lịch. Ngoài ra, việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch cũng được đưa ra, nhằm đảm bảo rằng cư dân nơi đây có thể hưởng lợi từ sự phát triển của ngành du lịch tại vùng chè.thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Các ý kiến đóng góp thể hiện tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch tại các vùng chè, nhưng cũng chỉ ra nhiều thách thức cần khắc phục như cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và liên kết phát triển. |
Hội thảo đưa ra những quan điểm về du lịch hang động của các nhà nghiên cứu khoa học, của các công ty. Để khai thác giá trị của hang, động, thúc đẩy du lịch, các địa phương, đơn vị dịch vụ du lịch cần chú trọng đào tạo và tập huấn cho nhân viên, hướng dẫn viên về các vấn đề liên quan đến an toàn trong hang, sơ cứu và hướng dẫn du khách về việc bảo vệ môi trường tự nhiên; Nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua sử dụng hệ thống các biển báo và nội dung chương trình, hoạt động mang tính giáo dục để nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương về việc bảo tồn và bảo vệ môi trường hang, động. |
(2024-08) Du lịch gắn với tổ chức lễ cưới (Du lịch lễ cưới) được hiểu là một chuyến đi đến một điểm du lịch để thực hiện, hay tham dự lễ cưới hoặc các nghi lễ đám cưới như cầu hôn, đính hôn, chụp ảnh cưới, tuần trăng mật hay kỷ niệm ngày cưới, ngày dấu mốc của tình yêu - hôn nhân.... Điểm đến du lịch lễ cưới thường được lựa chọn là những nơi có phong cảnh thiên nhiên, môi trường, không gian, thiết kế đẹp hoặc có ý nghĩa nhất định đối với cuộc hôn nhân. Xu hướng tổ chức lễ cưới xa nhà kết hợp với du lịch, đang ngày càng thịnh hành với giới trẻ. Hình thức này được đánh giá có nhiều ưu điểm, thoát khỏi sự rườm rà của hôn lễ truyền thống, cắt giảm chi phí cũng như đảm bảo được tính riêng tư và tính... |
hội thảo: "Giáo dục du lịch Việt Nam - định hướng và giải pháp phát triển" nhằm nêu ra: cơ sở lý luận về du lịch giáo dục: du lịch giáo dục là một loại hình du lịch mới nổi, dựa trên việc khai thác các lợi thế về lịch sử, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán địa phương; hướng tới những đối tượng du khách là người yêu thích khám phá, trải nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu như học sinh, sinh viên, người làm công tác nghiên cứu. đánh giá hiện trạng và đưa ra những định hướng và phát triển du lịch:định hướng nghiên cứu thị trường, phát triển nhiều sản phẩm phù hợp với phân khúc thị trường và xu hướng du lịch giáo dục quốc tế. Bên cạnh việc khuyến khích sự tham gia của cộng đồng... |
Hội thảo “Xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho điểm đến du lịch thông minh tại Việt Nam” được tổ chức nhằm tổng hợp ý kiến của các bên liên quan về việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động điểm đến du lịch thông minh ở Việt Nam. |
Gồm những bài nghiên cứu khoa học về tiềm năng, cơ hội và những thách thức đối với phát triển du lịch: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Đà Nẵng; triển vọng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam trogn bối cảnh toàn cầu hoá; ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông góp phần phát triển du lịch thông minh ở Tp. Hồ Chí Minh... |
Gồm những bài nghiên cứu khoa học về tiềm năng, cơ hội và những thách thức đối với phát triển du lịch: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Đà Nẵng; triển vọng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam trogn bối cảnh toàn cầu hoá; ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông góp phần phát triển du lịch thông minh ở Tp. Hồ Chí Minh... |
Cuốn Tài liệu Hội thảo Văn hóa 2024 này gồm các bài phát biểu và tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ về các vấn đề liên quan đến chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao; làm rõ hơn các cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn quan trọng trong chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao. |
Giới thiệu: 한국인의 해외여행 트렌드 분석 KCTI (Phân tích xu hướng du lịch nước ngoài của người Hàn Quốc KCTI); 2030 베트남 관광개발 방향 ITDR (Định hướng phát triển du lịch Việt Nam 2030 ITDR) |
Kỷ yếu hội thảo gồm các phần: Phần I: Nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế hiện nay; Phần II: Chuyển đổi số với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực du lịch; Phần III: Nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương; Phần IV: Nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương; Phần V: Nguồn nhân lực du lịch lữ hành - hướng dẫn; Phần VI: Nguồn nhân lực du lịch khách sạn - nhà hàng |
Hội thảo sẽ gồm 3 chủ đề chính:
1.Ứng dụng công nghệ số trong du lịch: Làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn; nội dung và hình thức ứng dụng công nghệ số trong khai thác di sản và phát triển du lịch, qua đó phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi số của ngành du lịch.
2. Phát triển du lịch bền vững: Xác định luận cứ và giải pháp tổng thể phát triển du lịch theo hướng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tham gia thị trường các-bon, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai, nâng cao tính bền vững về hệ thống xã hội, hệ thống tự nhiên và hệ thống con người
3. Khai thác giá trị của di sản trong hoạt động du... |
Kỷ yếu Hội thảo với hơn 80 bài tham luận có chất lượng của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học, chuyên gia từ các cơ quan, ban, ngành, các công ty, đơn vị lữ hành ở Trung ương và địa phương đã đánh giá tiềm năng du lịch, hiệu quả những nguồn lực phát triển du lịch trong tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên; đánh giá những kết quả đạt được, làm rõ những “điểm nghẽn”, những “nút thắt” trong phát triển du lịch Điện Biên; dự báo những yếu tố tác động, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp phát huy và khai thác một cách hiệu quả những giá trị cốt lõi của Điện Biên để phát triển du lịch, thu hút và làm hài lòng khách du lịch, định hướng phát triển du lịch Điện Biên toàn d... |
NỘI DUNG GỒM: PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC
ĐÔ THỊ; PHẦN II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM; PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI CÁC
ĐÔ THỊ VIỆT NAM |
Trong bối cảnh chung hiện nay, thật sự là Việt Nam rất thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, có tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế và có đủ niềm đam mê để làm trong ngành du lịch. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng chung chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam vẫn thấp, vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành Du lịch trong nước. Tuy nhiên, cơ hội vẫn trong tay chúng ta khi du lịch là ngành kinh tế cần cảm xúc, có nhiều sự tiếp xúc giữa con người với con người mà không máy móc hay công nghệ nào có thể thay thế được. Hội thảo nêu lên thực trạng nguồn nhân lực du lịch ở các địa phương; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay;... |
Hội thảo gồm: - Quá tải khách du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam và phát triển những điểm đến vệ tinh, hướng tới du lịch bền vững. - Những xu hướng du lịch inbound mới nhất và những nỗ lực của JNTO để hướng tới du lịch bền vững.Hội thảo nêu ra các giải pháp nhằm giảm thiểu quá tải khách du lịch tại các trung tâm du lịch. |
Du lịch cộng đồng đã góp phần thay đổi đáng kể sinh kế của người dân địa phương. Từ những vùng, địa phương kinh tế còn khó khăn, nhờ hoạt động du lịch, sinh kế của người dân đã được cải thiện rõ rệt, từng bước bắt kịp những tỉnh, địa phương có hoạt động kinh tế-xã hội phát triển. Tuy nhiên, một đóng góp to lớn hơn của du lịch cộng đồng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung cũng như mục tiêu phát triển du lịch bền vững, đó là,du lịch cộng đồng đã giúp Việt Nam khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hoá đặc sắc của Việt Nam. Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, nét văn hóa truyền thống, đời sống sinh hoạt của đồng bào cá... |